Nếu Haute Couture chứng minh cho sự xa hoa, sang chảnh của đường kim mũi chỉ; Haute Joaillerie là niềm kiêu hãnh của trang sức cao cấp, thì Haute Horlogerie lại được ví như bộ môn khoa học,yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác trên từng millimet của một “cỗ máy thời gian”. Cùng ELLE tìm hiểu về lịch sử cũng như cách mà các thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất thế giới tạo ra đẳng cấp Haute Horlogerie!

6 chiếc đồng hồ thông minh chinh phục cả thời trang và công nghệ
“Câu lạc bộ” của những kẻ “thuần chủng”
Được sử dụng rộng rãi vào cuối những năm bảy mươi của thế kỉ trước, Haute Horlogerie là một thuật ngữ được các công ty chế tác đồng hồ cơ truyền thống Thuỵ Sĩ dùng như một biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng đồng hồ thạch anh (quartz) hay còn được gọi là đồng hồ làm việc trên cơ sở điện tử.

Siêu phẩm Grand Complication 2020 từ Patek Philippe, Perpetual Calendar Chronograph Ref. 5270J-001 tích hợp lịch vạn niên và lịch mặt trăng. (Ảnh: Setatú)
Haute Horlogerie – định nghĩa thế nào?
Được bắt nguồn từ tiếng Pháp, Haute Horlogerie (High Horology trong tiếng Anh) có thể được hiểu là nghệ thuật chế tác đồng hồ chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, việc xác định liệu chiếc đồng hồ có đạt “level” Haute Horlogerie hay không vẫn còn nhập nhằng và chưa được tiêu chuẩn hoá. Không phải tất cả các đồng hồ đắt tiền đều là Haute Horlogerie. Trong thực tế, chúng ta phải xem xét đến toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành của sản phẩm.

Pasha De Cartier – Chiếc đồng hồ mặt lưới phá vỡ quy ước
Sở hữu các cơ chế hoạt động cơ học và chức năng phức tạp chính là tiêu chí quan trọng nhất để trở thành Haute Horlogerie. Chức năng phức tạp được chia làm ba nhóm chính: nhóm âm thanh (báo thức, bộ lặp), nhóm thiên văn (lịch vạn niên, phương trình thời gian, thời gian sao) và nhóm thời gian (bấm giờ, chia giây, độ mượt của kim giây). Ngoài ra, chúng ta có tourbillon, một cơ chế nhỏ giúp giờ được hiển thị chính xác hơn, thường xuất hiện trên mặt các loại đồng hồ đắt tiền vì tính thẩm mĩ cao. Theo lý thuyết, một thiết kế Haute Horlogerie phải có sự xuất hiện của “tất cả” các nhóm chức năng trên (Grand Complication) để thể hiện kĩ năng chế tác thủ công tuyệt đỉnh của thương hiệu.

Grand Complication đáng giá 2,6 triệu USD của A. Lange & Söhne tích hợp lịch vạn niên, lịch mặt trăng và chức năng chia giây. (Ảnh: Billubadshah)

Cận cảnh một bộ phận của đồng hồ Audemars Piguet được vát và đánh bóng. (Ảnh: Watch Collecting Lifestyle)

Chi tiết vân sóng Geneva. (Ảnh: A Collected Man)
Thiết kế Malte Tourbillon Openworked bao gồm 246 bộ phận được hoàn thành hoàn toàn bằng tay với những kĩ thuật truyền thống lâu đời. Điều này đã giúp chiếc đồng hồ đạt được con dấu Geneva – được coi là một trong những chứng chỉ uy tín nhất trong ngành chế tác đồng hồ cao cấp. Ngoài ra, để thể hiện độ hoàn thiện đạt chuẩn, chứng nhận Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC) cũng được khao khát bởi rất nhiều thương hiệu. Thêm vào đó, Patek Philippe hay Parmigiani Fleurie sẽ sở hữu những con dấu nội bộ như Patek Philippe Seal và Qualité Fleurie.

DB28 GS từ De Bethune là mẫu đồng hồ thể thao không sử dụng pin, tích hợp khả năng chiếu sáng cơ học và chống nước. (Ảnh: Dubai Watch Week)

Mang phong cách avant-garde, mẫu UR-100 của Urwerk có khả năng hiển thị khoảng cách đi được của Trái đất trên trục và khoảng cách Trái đất đi được quanh Mặt trời. (Ảnh: Urwerk)