Sau mỗi trận bão lụt, như gần đây nhất là bão Côn Sơn, các vi sinh vật cùng rác thải sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm phát triển. Việc dự phòng từ sớm có thể giúp bạn và gia đình có một sức khỏe và hệ miễn dịch tốt.
- 1. Bệnh sốt rét
- 2. Sốt xuất huyết
- 3. Bệnh đường hô hấp
- 4. Bệnh về da
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính – Nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho rằng chính môi trường ẩm ướt, nước tù đọng sau trận mưa bão là điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn, muỗi, vi sinh vật phát triển gây ra các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh về da, bệnh đường hô hấp…
4 bệnh truyền nhiễm dễ mắc sau mưa bão
1. Bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có hàng triệu người mắc mỗi năm trên thế giới. Sốt rét do ký sinh trùng gây nên và truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc sốt rét cao do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, nhất là sau những trận mưa bão. Nếu điều trị sốt rét không đúng cách, bệnh sẽ nặng hơn, gây biến chứng có thể dẫn đến tử vong.
Những người bị sốt rét có dấu hiệu sốt hơn 40 độ, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và nôn mửa khiến sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy giảm. Do đó, khi xuất hiện trên cơ thể các dấu hiệu như: gan to, thiếu máu, xanh xao thì cần đưa người bệnh đi khám ngay.
2. Sốt xuất huyết
Ngoài sốt rét, sốt xuất huyết cũng là căn bệnh truyền nhiễm dễ mắc sau mưa bão hay còn gọi là sốt xuất huyết dengue. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể thành dịch và bùng phát trên diện rộng.
Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm bằng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn – Ảnh: Internet
– Làm sạch, phơi khô ráo những dụng cụ chứa nước, thau bể nước sạch sẽ.
– Phun hóa chất diệt côn trùng tại những nơi nghi ngờ có chứa vi khuẩn, côn trùng, virus gây bệnh truyền nhiễm. Tổ chức thu gom, chôn xác động vật, phát quang bụi rậm.
– Tắm rửa vệ sinh cơ thể hằng ngày và đảm bảo phương tiện bảo hộ trong khi làm việc sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
– Mặc đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc, mắc màn khi ngủ …
Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam