Các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ những thói quen ăn uống này sau khi bước sang tuổi 50 để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Cụ Shirley Hodes (106 tuổi) và em gái Ruth Sweedler (103 tuổi) sống tại Bắc Carolina (Mỹ).
Chia sẻ trên trang CNBC, quan điểm về lối sống, tinh thần tích cực của 2 cụ đều khiến thế hệ trẻ phải ngưỡng mộ. Cả 2 cụ bà có chung quan điểm: “Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tâm trí thảnh thơi sẽ giúp bạn sống thọ và sống khỏe hơn”.

Theo tiến sĩ Lisa Young, chuyên gia dinh dưỡng, tác giả cuốn “Finally Full, Finally Slim” và cũng là thành viên của Hội đồng chuyên gia y tế của trang Eat This, Not That!, kích thước khẩu phần ăn rất quan trọng khi bạn già đi. “Những người trên 50 tuổi thường tăng cân dễ dàng hơn vì cơ thể bị mất một khối lượng cơ bắp. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất”, tiến sĩ Young nói.
Các nghiên cứu cũng xác nhận rằng khẩu phần ăn lớn có thể dẫn đến lượng calo cao và kết quả là tăng cân. Theo Tổ chức Dinh dưỡng Anh, các bữa ăn lớn hơn đồng nghĩa với việc bạn nạp năng lượng vào cơ thể nhiều hơn, cuối cùng dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều calo. Một nghiên cứu khác, được công bố trên Advances in Nutrition, xác nhận rằng kích thước phần là một vấn đề quan trọng dẫn đến nhiều trường hợp tăng cân và béo phì.
2. Bỏ bữa

Nhận đủ protein trong chế độ ăn uống rất quan trọng đối với mọi lứa tuổi. Với những người ở độ tuổi 50, thói quen này càng đặc biệt quan trọng.
“Protein là chìa khóa để duy trì khối lượng cơ bắp – yếu tố cần cho sự lão hóa khỏe mạnh. Cùng với tuổi tác là sự suy giảm khối lượng cơ bắp, từ đó nhu cầu protein cũng tăng lên”, chuyên gia dinh dưỡng Hnatiuk nói.
Do sự gia tăng nhu cầu này, Hnatiuk đề nghị mọi người cần bổ sung protein trong mỗi bữa ăn từ các thực phẩm như trứng, sữa chua Hy Lạp, cá, thịt gia cầm, đậu phụ hoặc các loại đậu…
4. Không ăn đủ chất xơ

Như đã đề cập ở trên, ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, sau tuổi 50 bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây viêm.
Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature Medicine, nếu tình trạng viêm chuyển sang mãn tính sẽ dẫn đến một số bệnh khác bao gồm bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Một số thực phẩm gây viêm cụ thể mà bạn cần hạn chế bao gồm soda và đồ uống có đường; Bánh nướng chế biến như bánh quy, bánh ngọt; Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và thịt chế biến.
Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam